Lá sen khô sạch

80.000₫
Theo Đông y truyền thống, lá sen có vị đắng chát (khổ sáp) tính bình. Vào 3 kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng thanh thử,

lợi thấp, thăng phát thanh dương và chỉ huyết (cầm máu).

Tác dụng dược lý của lá sen

Theo Đông y truyền thống, lá sen có vị đắng chát (khổ sáp) tính bình. Vào 3 kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng thanh thử,

lợi thấp, thăng phát thanh dương và chỉ huyết (cầm máu). Chủ trị thử thấp tiết tả (tiêu chảy do nóng ẩm mùa hè), huyễn

vận (chóng mặt hoa mắt), phù thũng, thổ huyết, nục huyết (chảy máu mũi), băng lậu, tiện huyết, sản hậu huyết vận

(choáng váng sau khi sinh)...

 

Thời xưa, lá sen tươi là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian, dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên trong

những tháng hè như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy... Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các

chứng xuất huyết.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài những tác dụng mà người xưa đã phát hiện, lá sen còn có tác dụng giảm béo

và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm.

Do đó, trên lâm sàng hiện nay, lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết ápcao

mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật. Theo các chuyên gia, những người cao tuổi cơ thể đã

suy yếu, động mạch não đã bị xơ cứng, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, nên thường xuyên sử dụng

lá sen.

Giá bán: 90.000 VND/ 1kg

Các tin bài liên quan

Theo Sức khỏe & Đời sống

Lá sen chống nóng ẩm, giải cảm và giảm béo

Sen là loài “thực - dược lưỡng dụng” - vừa là thức ăn vừa là thuốc.

 

 

Tác dụng dược lý của lá sen

Theo Đông y truyền thống, lá sen có vị đắng chát (khổ sáp) tính bình. Vào 3 kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng thanh thử, lợi thấp, thăng phát thanh dương và chỉ huyết (cầm máu). Chủ trị thử thấp tiết tả (tiêu chảy do nóng ẩm mùa hè), huyễn vận (chóng mặt hoa mắt), phù thũng, thổ huyết, nục huyết (chảy máu mũi), băng lậu, tiện huyết, sản hậu huyết vận (choáng váng sau khi sinh)...

Thời xưa, lá sen tươi là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian, dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên trong những tháng hè như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy... Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, ngoài những tác dụng mà người xưa đã phát hiện, lá sen còn có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do trong lá có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt; ngoài ra còn có tác dụng giải độc nấm. Do đó, trên lâm sàng hiện nay, lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật. Theo các chuyên gia, những người cao tuổi cơ thể đã suy yếu, động mạch não đã bị xơ cứng, hoặc từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, nên thường xuyên sử dụng lá sen.

Những cách cụ thể dùng lá sen phòng bệnh

Thanh thử trừ thấp, chống xuất huyết: Kinh nghiệm thực tế của Đông y truyền thống cho thấy, nhờ tác dụng thanh nhiệt giải thử (thanh trừ hỏa nhiệt trong mùa hạ) và sinh tân (tăng thể dịch) chỉ khát (chống khát) lá sen được dùng trong những tháng hè, để phòng ngừa và chữa trị các chứng bệnh do nắng nóng gây nên. Cụ thể, có thể dùng lá sen theo những cách sau:

Cháo lá sen (hà diệp chúc): dùng lá sen tươi 1 tàu, gạo tẻ 50g. Gạo vo sạch, nấu cháo theo cách thông thường. Lá sen rửa sạch, khi cháo sắp chín lấy lá sen úp lên trên mặt cháo; tiếp tục nấu nhỏ lửa một lúc, đến khi thấy cháo có màu lục nhạt là được. Chia ra ăn trong ngày, có thể cho thêm chút đường trắng.

Tác dụng: loại cháo này có tác dụng thanh thử lợi thấp, thăng dương kiện tỳ. Chủ trị “thử khí khốn tỳ” (nóng ẩm mùa hạ gây tổn thương chức năng tiêu hóa); “Dương khí bất thăng” dẫn tới tình trạng vùng thượng vị đầy tức kém ăn, người mệt mỏi, chân tay bải hoải.

Thanh lạc ẩm: lá sen tươi 6g (dùng phần rìa lá; kim ngân hoa 6g, tây qua thúy y (vỏ xanh dưa hấu) 6g, ty qua bì (vỏ trái mướp) 6g, búp tre tươi 6g. Cho vào nồi, đổ ngập nước, sắc còn 2 bát; chia 2 lần uống trong ngày.

Tác dụng: giải thử (trừ nóng mùa hè), thanh phế (mát phổi). Dùng trong trường hợp sau khi bị cảm nắng đã chữa khỏi, nhưng vẫn còn đau đầu, ho khan, mắt hoa nhìn không rõ.

Hà diệp hồng táo thang: dùng lá sen tươi 20g (cắt nhỏ), hồng táo (táo tàu) 5 trái, sắc lấy uống, chia ra uống từng ít một như uống trà.

Tác dụng: thanh thử, ích khí, thoái nhiệt. Dùng chữa trẻ nhỏ và người cao tuổi sốt nóng nhẹ dai dẳng trong ngày hè.

Song hà tiên: lá sen 7 tàu (bỏ phần rìa và chóp), ngó sen 7 cái. Hai thứ giã nát, thêm nước và mật ong lượng thích hợp, sắc lấy nước; chia ra 2 - 3 lần uống trong ngày, uống ấm (nếu nguội cần hâm lại).

Tác dụng: thanh nhiệt lương huyết; dùng chữa thổ huyết do xuất huyết ở đường tiêu hóa trên, tiêu phân đen.

Giảm béo, phòng trị bệnh tim mạch: Trà lá sen (độc vị lá sen): dùng lá sen khô 10g (tươi 30g), xé nhỏ, nấu nước uống thay trà trong ngày, liên tục 2 - 3 tháng. Có tác dụng hạ mỡ máu và chống béo phì rõ ràng.

Trà táo mèo lá sen (sơn tra hà diệp trà): sơn tra (hoặc táo mèo) 15g (đã thái lát, phơi khô), hà diệp (lá sen) 10g khô (hay 20g tươi), thái nhỏ. Hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày.

Tác dụng: sơn tra có tác dụng xúc tiến tiêu hóa, chống tích trệ, hạ cholesterol máu và tăng lưu lượng máu trong động mạch vành tim; còn có tác dụng bảo vệ gan. Lá sen phối hợp với sơn tra thành loại trà có hương vị đặc biệt, có tác dụng phòng bệnh tim mạch, điều hòa chuyển hóa mỡ và giảm béo rõ ràng. Đồng thời còn có tác dụng xúc tiến tiêu hóa, chống đầy bụng, giúp ăn ngon miệng trong những ngày nắng nóng.

Cháo lá sen: lá sen 2 tàu, rửa sạch, sắc lấy nước, cho 50 - 100g gạo, thêm chút đường phèn, nấu cháo ăn. Tác dụng: lợi thủy tiêu mỡ, giảm thiểu sự ngưng tập tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn máu, sử dụng thường xuyên có khả năng phòng ngừa tăng huyết áp và tai biến mạch máu não. Rất thích hợp với người cao tuổi.

Theo http://nguoicaotuoi.org.vn

Lá sen chữa mỡ máu rất hiệu nghiệm

Lá sen (Đông y gọi là Hà diệp hay Liên diệp), vị đắng, tính bình, tác dụng thanh thử, thăng dương, chỉ huyết.

Từ trước đến nay các sách báo đều viết: Dùng lá sen làm thuốc an thần chữa mất ngủ và hạ nhiệt, chữa sốt miệng khô khát. Đối với bản thân tôi, dùng lá sen khô nấu nước uống thấy có tác dụng hạ thấp gan nhiễm mỡ và mỡ máu (cholestérol). Tôi đã hai lần (cách nhau 2 năm) dùng lá sen chữa gan nhiễm mỡ và mỡ máu (cholestérol trong máu) rất hiệu nghiệm: Cụ thể: Ngày 7-5-2007, tôi đi kiểm tra sức khỏe định kì. Siêu âm thấy gan nhiễm mỡ. Xét nghiệm sinh hóa máu thì thấy: cholestérol (trị số bình thường từ 3,9-5,2 mmol/l) của tôi là 7,3 mmol/l. HDL (TSBT lớn hơn hoặc bằng 0,9mmol/l) của tôi là: 2,0 mmol/l. LDL (TSBT nhỏ hơn hoặc bằng 3,4 mmol/l) của tôi là 4,7 mmol/l.

Theo kinh nghiệm dân gian và một số anh em bạn bè trong xã, tôi đã uống lá sen phơi khô, mỗi ngày uống một lá thái hoặc vò nhỏ hãm như hãm nước trà. Đến tháng 8-2007, tôi đi siêu âm thì thấy gan không còn nhiễm mỡ nữa. Lượng cholestérol hạ xuống 4,3 mmol/l. Nghĩa là nằm trong khoảng dưới của trị số bình thường. Từ đó đến nay đã gần 2 năm, tôi đã đi xét nghiệm sinh hóa máu tới 5 lần (ở 2 cơ sở y tế khác nhau) lượng cholestérol trong máu vẫn 4,3 mmol/l. Tới ngày 5-5-2009 tôi đi xét nghiệm máu thì thấy lượng cholestérol trong máu lên tới 5,1mmol/l gần vượt trị số bình thường. Lần này, tôi lại uống 40 ngày liền, mỗi ngày 1 lá sen bánh tẻ phơi khô. Ngày 13-7-2009 tôi đi xét nghiệm máu thì thấy lượng cholestérol lại tụt xuống 4,3 mmol/l. HDL= 0,9; LDL=2,8 mmol/l.

Theo tôi thì lá sen phơi khô, sắc hoặc hãm nước uống có tác dụng rất tốt trong việc điều trị gan nhiễm mỡ và làm giảm lượng cholestérol trong máu.

Mặt khác cũng cần ăn uống hợp lí, luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên và phù hợp với lứa tuổi.

Trước hết là kiêng ăn phủ tạng động vật (ta quen gọi là lòng, gan) da, nhất là óc (não), giảm rượu, giảm bia

Thân Pha
(Xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng,
 tỉnh Bắc Giang, ĐT: 0168 9173263)

 

 

Theo Sức khỏe & Đời sống

Lá sen chữa được nhiều bệnh

Lá sen tươi băm nhỏ nấu với hạt đậu xanh (để nguyên vỏ) làm canh ăn có thể phòng và chữa được rôm sẩy, ghẻ lở. Nước sắc lá sen để rửa chữa dị ứng do sơn. Dịch ép từ lá sen dùng chữa tiêu chảy...


Từ trước đến nay, người ta chỉ chú ý sử dụng hạt sen (liên nhục) để nấu chè, tâm sen (liên tâm) làm thuốc an thần, tua sen (liên tu) dùng ướp chè, ngó sen (liên ngẫu) làm thực phẩm.

Còn lá sen thường chỉ được dùng để gói thức ăn, ít người nghĩ rằng lá sen lại có nhiều tác dụng quý để chữa bệnh.

Về hóa học, lá sen chứa 0,2 - 0,3% tanin, 0,77 - 0,84% alcaloid, trong đó có nuciferin (chủ yếu), nor - nuciferin, roemerin, pro - nuciferin, vitamin C, các acid citric, tartric, succinic. Ngoài ra, còn có quercetin, isoquercitrin, nelumbosid, leucocyanidin, leuco - delphinidin. Tỷ lệ hoạt chất có trong lá sen bánh tẻ cao hơn lá non và lá già.

Về dược lý, lá sen đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng an thần, chống co thắt cơ trơn, chống choáng phản vệ, ức chế loạn nhịp tim. Tác dụng an thần của lá sen mạnh hơn tâm sen.

Nuciferin chiết từ lá sen có tác dụng kéo dài giấc ngủ. Thuốc senin chứa alcaloid lá sen được áp dụng trên 36 bệnh nhân ngoại tâm thu thất cơ năng với tim không có tổn thương thực thể, đạt hiệu quả tốt với tỷ lệ 75%, thuốc không gây tác dụng phụ.

Thuốc leonuxin bào chế từ lá sen và ích mẫu cũng được điều trị cho các bệnh nhân ngoại tâm thu thất với kết quả tốt 64%, trung bình 21%, không kết quả 15%.

Lá sen được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là liên diệp hoặc hà diệp, được thu hái quanh năm, thường dùng lá non (hoặc lá còn cuộn lại chưa mở) và lá bánh tẻ, bỏ cuống.

Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô, đôi khi sao thơm. Dược liệu là nguyên lá to, khô, màu lục, không bị sâu, không có vết thủng, có vị đắng, hơi chát, mùi thơm nhẹ, tính mát bình, không độc, vào 3 kinh can, tỳ, thận, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, tán ứ, an thần, lợi thấp.

Chữa háo khát: Lá sen non (loại lá còn cuộn lại chưa mở càng tốt) rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Hoặc thái nhỏ, trộn với các loại rau ghém, ăn sống hằng ngày. Người bị tiêu chảy vừa chữa khỏi, cơ thể đang bị thiếu nước dùng rất tốt.

Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh: Lá sen sao thơm 20-30g tán nhỏ, uống với nước hoặc đồng tiện (nước tiểu trẻ em) hoặc sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.

Chữa mất ngủ: Lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc hoặc hãm uống. Có thể dùng viên nén gồm cao mềm lá sen 0,03g, bột mịn lá sen 0,09g, tá dược vừa đủ cho một viên. Ngày uống 3-6 viên trước khi đi ngủ 3 giờ. Hoặc sirô lá sen gồm cao mềm lá sen 4g, cồn 45o 20ml, sirô đơn vừa đủ cho 1.000ml. Người lớn uống 15ml, trẻ em tùy tuổi 5ml.

Chữa sốt xuất huyết: Lá sen 40g, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi 40g, rau má 30g, hạt mã đề 20g, sắc uống ngày một thang. Nếu xuất huyết nhiều, có thể tăng liều của lá và ngó sen lên 50-60g.

Chữa chảy máu não và các biến chứng kèm theo ở bệnh nhân tăng huyết áp:Lá sen 15,5g, cam thảo 15,5g, đỗ trọng 12,5g, sinh địa, mạch môn, tang ký sinh, bạch thược mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu: Lá sen 40g để sống, rau má 12g sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Chữa ho ra máu, nôn ra máu: Lá sen, ngó sen, sinh địa mỗi vị 30g; trắc bá, ngải cứu mỗi vị 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.

Chữa mất ngủ: Dùng viên bao sen - vông gồm cao khô lá sen 0,05g tương đương với 1g lá sen khô, cao khô lá vông 0,06g, bằng 1g lá khô, l - tetrahydropalmatin (hoạt chất chiết từ củ bình vôi) 0,03g, tá dược vừa đủ cho 1 viên. Ngày uống 2-4 viên trước khi đi ngủ. Một đợt điều trị từ 10-15 ngày.

Khoa thần kinh - Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội đã dùng viên bao sen - vông cho 100 bệnh nhân uống thấy tác dụng an thần tốt, gây ngủ nhanh, giấc ngủ kéo dài, êm dịu. Khi tỉnh giấc, không thấy mệt mỏi so với dùng meprobamat. Viên sen - vông đã được sản xuất rộng rãi để dùng trong nước và xuất khẩu.

Chế phẩm Passerynum gồm lá sen, lạc tiên, vông nem, hạt tơ hồng, thảo quyết minh, lá dâu tằm, hạt keo giậu và sâm đại hành đã thể hiện tốt trên lâm sàng, làm người bệnh ngủ dễ dàng và ngon giấc, không gây trạng thái buồn ngủ và không làm thay đổi huyết áp.

Ngoài ra, lá sen, hoa hòe mỗi vị 10g; cúc hoa vàng 4g, sắc uống còn chữa cao huyết áp, đau mắt.

Dùng ngoài, núm cuống lá sen nấu nước đặc để rửa, rồi lấy lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp làm tan mụn nhọt.

Theo tài liệu nước ngoài, lá sen hãm uống được dùng phổ biến như một loại nước trà trong những ngày hè oi bức để chống nóng, giải nhiệt, làm dịu mát, đỡ khát. Các nhà khoa học người Mỹ đã nghiên cứu thấy trong lá sen có hoạt chất làm dịu dục tính, chữa di tinh, mộng tinh.

 

Theo Sức khỏe & Đời sống

Cháo lá sen giúp phòng chống béo phì

Ngoài tác dụng thanh nhiệt và bổ dưỡng, cháo lá sen còn giúp những người thừa cân hạ mỡ máu, phòng chống béo phì, góp phần lấy lại thân thể gọn đẹp.

Lá sen tươi 1 tàu, gạo tẻ 100 g, đường trắng vừa đủ, cũng có thể thêm đậu xanh để tăng sức thanh nhiệt giải độc. Nếu không có lá sen tươi, có thể dùng lá sen khô nhưng phải ngâm nước cho mềm.

Lá sen rửa sạch, thái vụn, sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo vào nấu nhừ thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày. Cũng có thể cho gạo vào nồi nấu thành cháo trước, sau đó dùng lá sen đã cắt bỏ cuống và viền quanh đậy lên trên mặt cháo, tiếp tục đun cho đến khi mùi thơm của lá sen thấm đượm vào cháo là được. Hoặc đơn giản dùng lá sen rửa sạch chần qua nước sôi, lót dưới đáy nồi rồi đổ cháo đang sôi lên trên, đậy kín vung trong 5 phút, sau đó bỏ lá sen ra, chế thêm đường. Nếu có thêm đậu xanh thì ninh đậu trước. Khi chín, cho gạo và lá sen vào nấu thành cháo loãng, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.

Cháo lá sen có công dụng thanh nhiệt, kiện não, sinh tân dịch, hạ huyết áp và mỡ máu, là món ăn mát bổ rất thích hợp trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Nó đặc biệt tốt với những người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, viêm đường tiết niệu, rối loạn tiêu hóa do thấp nhiệt, phù thũng, một số chứng xuất huyết (như chảy máu cam, băng huyết, lậu huyết, hoa mắt chóng mặt sau khi sinh con).

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, dịch chiết lá sen có thể điều trị hội chứng rối loạn lipid máu khi dùng liên tục 3 đợt, mỗi đợt 20 ngày, đạt hiệu quả 91,3%. Với những người béo phì, việc mỗi ngày hãm uống 9 g lá sen thay trà liên tục trong 3 tháng có tác dụng giảm béo khá tốt.

Trong y học cổ truyền, lá sen thường được dùng để chữa chóng mặt, phù thũng, nôn ra máu, chảy máu cam, băng lậu huyết, đại tiện ra máu, chóng mặt sau khi sinh con… Các y thư cổ đều ghi cách dùng lá sen hãm uống thay trà hoặc uống tro lá sen để phòng chống béo phì, làm cho thân hình thon thả, gọn đẹp.

I. HƯỚNG DẪN THANH TOÁN : 1. Thanh toán tiền mặt Thực phẩm Việt Nam áp dụng hình thức thu tiền mặt (do nhân viên giao hàng thu) tại các địa điểm chúng tôi có thể giao hàng tới thuộc phạm vị Hà Nội hoặc thanh toán trực tiếp tại quầy thu ngân của Công ty Trường hợp địa điểm giao hàng là Ngoại thành, Ngoại tỉnh hoặc Nội thành thành phố Hà Nội, nhưng khác với địa điểm thanh toán , chúng tôi sẽ thu tiền trước 100% giá trị hàng + phí vận chuyển theo cước phí đã thỏa thuận 2. Thanh toán chuyển khoản Áp dụng cho trường hợp ngoại thành Hà Nội và các tỉnh thành khác, xin Quý khách vui lòng thanh toán phí mua hàng qua tài khoản sau: - Đến Ngân hàng gần nơi ở của quý khách nhất để chuyển tiền/chuyển khoản theo thông tin chi tiết chúng tôi cung cấp: Số tiền, Tên đơn vị, số tài khoản, Ngân hàng mở tài khoản, nội dụng chuyển tiền/chuyển khoản. - Ngay khi nhận được báo "Có" từ Ngân hàng, chúng tôi sẽ tiến hành xác nhận với Quý khách và xuất hàng giao hàng cho quý khách trong thời gian quy định. - Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm về sai sót trong quá trình chuyển khoản hoặc chuyển khoản sai thông tin, quý khách phải làm việc với ngân hàng để được xử lý ổn thỏa, chỉ khi nào tiền được chuyển đến tài khoản của chúng tôi, chúng tôi sẽ xác nhận với quý khách. Trong một số tình huống quý khách có thể nhờ phía ngân hàng mà quý khách thực hiện giao dịch hoặc ngân hàng của chúng tôi sử dụng để kiểm tra đối chứng cần thiết.
Nội dung đánh giá chi tiết viết ở đây
0911 219 089